»
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RO-DI CHO MÁY XÉT NGHIỆM BỆNH VIỆN
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RO-DI CHO MÁY XÉT NGHIỆM BỆNH VIỆN
24/2/2023
TIÊU CHUẨN NƯỚC SỬ DỤNG CHO MÁY XÉT NGHIỆM Ở CƠ SỞ Y TẾ
Tiêu chuẩn nước sử dụng cho máy xét nghiệm của cơ sở y tế. Nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN6-1:2010/BYT của Bộ Y tế đối với nước uống đóng chai. Sau khi qua hệ thống xử lý bằng công nghệ thẩm thấu ngược R.O sau đó được khử ion.
Cấu tạo của máy lọc nước bán công nghiệp thương hiệu PIKOM
Cốc lọc số 1: Lõi lọc PP, đây là lõi lọc được cấu tạo từ các sợi Polypropylen được nén ép tạo thành khối, kích thước của màng lọc <5µm.
Cốc lọc số 2: Lõi lọc chứa than hoạt tính gáo dừa đã được hoạt hóa. Than hoạt tính này được sản xuất theo dạng hạt có khả năng hấp phụ mùi, màu và một số ion kim loại.
Cốc lọc số 3: Lõi lọc than hoạt tính đã được nghiền nhỏ và định hình thành khối, giúp tăng diện tích tiếp xúc với nước, tăng hiệu quả của quá trình lọc và hấp phụ các chất độc hại ra khỏi nguồn nước.
Hệ thống lõi lọc RO: Gồm 05 màng lọc RO, loại bỏ các chất bẩn có trong nước, được thiết kế 05 màng lọc tăng cường khả năng lọc nhanh hơn, cung cấp đủ lượng nước sinh hoạt.
Cốc lọc T33: Được cấu tạo từ than hoạt tính dạng đặt biệt, giúp nước sau lọc ổn định pH, tăng cường độ ngọt cho nước và cũng lọc loại bỏ các chất bẩn có thể lọt qua được màng lọc RO.
03 máy bơm: Với 03 máy bơm thì sẽ tăng lượng nước qua màng, và nước sẽ có áp suất ổn định khi qua hệ thống lọc.
Van điện từ: Đóng mở khi được cấp điện vào hệ thống
Van áp thấp: Có nhiệm vụ ngắt điện khi nước vào hệ thống yếu hoặc không có nước vào hệ thống.
Van áp cao: Có nhiệm vụ ngắt khi nước trong bình áp đầy.
Bình áp: Dự trữ nước sạch sau lọc và tạo áp suất đẩy nước qua các cốc lọc bổ sung để sử dụng.
Van Flow: Có nhiệm vụ điều tiết nước thải sau lọc qua hệ thống màng RO.
Công tắc đèn báo: Có nhiệm vụ báo kết nối nguồn điện khi van áp thấp ngắt. Tuy nhiên chỉ sử dụng công tắc đèn báo này khi vẫn có nước cung cấp cho hệ thống.
Cơ chế hoạt động của hệ thống khử khoáng DI
Hệ thống khử khoáng DI là một quá trình hóa học có sử dụng nhựa trao đổi ion (Resin). Mục đích để loại bỏ các một số hoặc tất cả khoáng chất tồn tại trong nước. Hai loại nhựa trao đổi ion resin đặc biệt được sử dụng để khử khoáng là nhựa trao đổi ion H+ ( hydronium) để loại bỏ ion dương – cation. Thứ hai là nhựa trao đổi ion OH- ( hydroxyde) để loại bỏ ion âm – anion. Kết thức quá trình khử khoáng thường ra nước DI với độ tinh khiết cao. Độ tinh khiết gần bằng nước cất).