1. Trang chủ
  2. » Tin tức
  3. » Tin chuyên ngành
  4. » Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo, lợn, trâu, bò, gà

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo, lợn, trâu, bò, gà

3/6/2022

Công ty chúng tôi đã xử lý thành công nhiều chuồng trại chăn nuôi, góp phần chống bệnh tật cho vật nuôi, chống ô nhiễm môi trường, thu hồi khí gas(biogas) dùng nấu nướng, phát điện với giá thành thấp.

 
nuocthaichannuoi11.jpg

Xử lý môi trường là biện pháp giúp heo chống bệnh tật

I. THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI

Nước thải chăn nuôi là một trong những loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao, đặc biệt là BOD, COD, nito, phospho và sinh vật gây bệnh. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải chăn nuôi được thể hiện trong bảng sau:
 
 

Thông số

Nồng độ nước thải đầu vào

Đơn vị

Yêu cầu

chất lượng nước đầu ra

 (QCVN 24 – 2009, Cột A)

pH

7,2

-

6-9

BOD5

2817

mg/l

30

COD

5210

mg/l

50

SS

615

mg/l

50

Ntổng

206

mg/l

15

Ptổng

37

mg/l

4

Coliform

5,8.109

MPN/100ml

3000

I. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRUYỀN THỐNG
index(6) Xử lý nước thải chăn nuôi heo, lợn, trâu, bò, gà
 
xulynuocthaichan nuôi33.jpg
III. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
Nước thải được đưa qua SCR nhằm loại bỏ một phần rác có kích thước lớn như giẻ, rác, vỏ hộp, gỗ vụn……. Sau đó, nước thải được đưa qua BỂ LẮNG CÁT để tách các hợp phần không tan vô cơ chủ yếu là cát ra khỏi nguồn nước. Tại đây, các hạt cặn có kích thước lớn bị loại bỏ nhằm bảo vệ các thiết bị máy móc khỏi bị mài mòn, giảm sự lắng đọng các vật liệu nặng trong ống, kênh, mương dẫn…
Sau đó, nước thải được đưa vào BỂ ĐIỀU HÒA nhằm điều hoà lưu lượng và nồng độ. Nước thải được ổn định về lưu lượng và nồng độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nước thải ở các công trình sau, nhất là sẽ tránh được hiện tượng quá tải của hệ thống xử lý.
Kế tiếp nước thải được đưa qua BỂ LẮNG ĐỢT 1 để tách các chất vô cơ dễ lắng. Bùn thu được tại đây là dạng bùn tươi, sẽ được bơm về bể nén bùn.
Nước thải được tiếp tục bơm qua BỂ UASB nhằm xử lý phần lớn các chất hợp chất hữu cơ, làm giảm đáng kể hàm lượng COD, BOD trong nước thải bằng lớp bùn lơ lửng (chứa rất nhiều vi sinh vật yếm khí) với hướng nước thải chảy từ phía dưới lên.
Tiếp theo nước thải được dẫn vào Bể LỌC CAO TẢI, các hợp chất hữu cơ sẽ bị phân hủy triệt để thông qua lớp vật liệu lọc có vi sinh vật dính bám. Một lượng bùn được tuần hoàn về BỂ LỌC CAO TẢI nhằm duy trì lượng vi sinh nhất định của công trình.
Nước thu được cho chảy qua BỂ LẮNG ĐỢT 2 để loại bỏ hoàn toàn cặn dư còn sót lại(bùn thứ cấp), sau đó được khử trùng bằng hóa chất trước khi đưa ra ra nguồn tiếp nhận.
nuocthai 21 Xử lý nước thải chăn nuôi heo, lợn, trâu, bò, gà
Kết luận: Theo quy trình công nghệ trên, một phần các chất ô nhiễm trong nước thải được loại bỏ nhưng chất lượng nước đầu ra không đảm bảo theo quy chuẩn hiện hành.
 

 

Bài viết khác


l3yb8m9q27xb32sl
TinTuc
l3llzsnq9i0je1h0