Thực trạng nguồn nước tại Hà Nội.
Nguyên nhân:
- Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề với tài nguyên nước bởi nước thải, khí thải, chất thải sinh hoạt. Mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao.
- Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm nguy hiểm trực tiếp.
- Đánh giá chung của các nhà khoa học quốc tế về việc nước có Asen là do sử dụng phân bón quá mức, thuốc trừ xâu, đốt than, hoặc do đất bị nhiễm quặng sắt…
Tình trạng ô nhiễm:
- Theo các nhà khoa học , tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Hà Nội hiện nay đang ở mức báo động nghiêm trọng. Thành phố có địa hình thấp về phía nam và đông nam nên toàn bộ nước bề mặt kéo theo chất bẩn ngấm xuống và làm bẩn cả những tầng nước nằm sâu dưới lòng đất.
- Năm 2012, Sở Tài nguyên và môi trường đã phân tích hơn 150 mẫu nước cho thấy : diện tích nguồn nước ngầm bị ô nhiễm đang có dấu hiệu mở rộng. Thực tế cho thấy, tại khu vực phía tây Hà Nội và các khu vực ngoại thành thì nguồn nước cả 2 tầng nông, sâu bị ô nhiễm các chất như Amoni và Asen.
- Tỉnh nhiều người nhiễm Asen nhất chính là Hà Nội mở rộng hiện nay. Nhiều nơi mức nhiễm vượt quá hàng chục lần cho phép. Khu vực phía nam Hà Nội, ô nhiễm Asen nặng nhất, thậm chí đứng đầu danh sách các địa chỉ ô nhiễm Asen trên toàn quốc, đặc biệt tại phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, khu vực Thanh Trì. Tại huyện Quốc Oai, hàm lượng Asen cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Tại Đan Phượng hàm lượng amoni vượt tiêu chuẩn cho phép tới 233 lần.
Tác hại:
- Hậu quả nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm nguồn nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính như viêm da, tiêu hóa, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Tại 1 số địa phương trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm từ 40-50% do từng dung nguồn nước bị ô nhiễm.
- Theo đánh giá của Bộ y tế và nông nghiệp phát triển nông thôn, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người chết, trên 100.000 trường hợp mắc ung thư mới vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.
- Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…
l3yauf4sfp02mmut
TinTuc
l3llzsnq9i0je1h0