Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công cộng sẽ xử lý như thế nào khi mà hàng ngày có không biết bao nhiêu nguồn nước bẩn xả ra? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Những con số biết nói về nước thải sinh hoạt mỗi ngày
Mỗi ngày, Việt Nam phát sinh khoảng 12 triệu tấn/ngày, chỉ thành phố Hà Nội cũng xả ra khoảng 5000 tấn/ ngày, tăng 15% mỗi năm. Con số thật khủng khiếp, đe dọa đến sức khỏe, môi trường sống của con người.
Biện pháp được nhà nước áp dụng ở đây là gì? Đó là dùng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt để giảm thiểu, tái sinh và làm sạch nguồn nước ô nhiễm đó.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công cộng hoạt động ra sao?
Có một số người thắc mắc, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công cộng sẽ hoạt động như thế nào khi mà mỗi ngày đều có hàng chục tấn nước thải như vậy?
Đầu tiên nước thải sinh hoạt của từng hộ gia đình, quận, huyện sẽ được thu gom vào một hệ thống chung của cả thành phố. Sau đó sẽ theo đường ống và hệ thống đưa về trạm xử lý nước thải chung.
Tại đây, rác và nước thải sẽ được đưa vào ngăn tiếp nhận, qua khối công trình chuyên dụng xử lý cơ học và xử lý sinh học.
Tiếp đến là khử trùng nguồn nước bị ô nhiễm và xả ra sông hồ.
Trong đó:
- Khối công trình xử lý cơ học bao gồm các: song chắn rác, bể lắng cát (bể lắng đợt I, đợt II…)
- Khối công trình xử lý sinh học có thể là bể Biophin hoặc bể Aeroten
- Khử trùng là đưa tất cả các chất có khả năng oxy hóa mạnh như Clo, KMnO4… vào để khử trùng nước thải.
Cuối cùng sau khi đã được khử trùng, diệt khuẩn và các chất độc hại đảm bảo tiêu chuẩn của vệ sinh môi trường, sẽ tiếp tục xử lý để trở thành nước sinh hoạt hoặc xả ra môi trường tự nhiên như sông, hồ, suối
Còn các tạp chất sau khi xử lý, thu được bao gồm: rác, cát, bùn được đưa đi xử lý tiếp làm phân bón ruộng, nguyên vật liệu dùng trong xây dựng,…
Qua đây chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về hoạt động chung của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công cộng. Nhìn chung mỗi ngày có lượng lớn nước thải, rác thải xả ra môi trường, nếu không xử lý kỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật. Vì vậy, giảm thiểu lượng rác thải là giải pháp lâu dài cần chú trọng cho tương lai.